Pages

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Bản vẽ váy 'Bàn Thờ' thi trang phục dân tộc ở Miss Universe gây tranh cãi

Ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam phát động cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho Á hậu Hoàng Thùy, chủ đề Tinh hoa Việt Nam . Đến nay, cuộc thi giới thiệu đến khán giả hơn 40 tác phẩm. Gây chú ý trong số đó là bản thiết kế mang tên Bàn Thờ của tác giả Phạm Quang Minh (sinh năm 2000, quê Vĩnh Long).

Bản thảo trang phục Bàn thờ.

Phác thảo trang phục "Bàn Thờ".

Mẫu thiết kế được giới thiệu trên fanpage cuộc thi từ ngày 28/5. Sau một ngày, bài thi thu hút 49 nghìn lượt thích, hàng chục nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Ý tưởng thiết kế bộ váy đến từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Trang phục gồm những chi tiết cách điệu từ ảnh thờ, bát hương, lọ hoa, mâm cỗ. Trên bản vẽ còn có thiết kế động cơ cài vào mâm cỗ, để người mặc nâng lên hạ xuống trong lúc người mẫu trình diễn.

Phần giới thiệu bài thi, tác giả viết: "Để lột tả hết ý nghĩa của trang phục này, người mẫu cần một phong thái trang trọng, thái độ thành tâm. Đến giữa sân khấu, người mẫu thắp ba cây nhang để vái ba lần rồi xoay lưng lại phía sau để người xem thấy được vật phẩm dâng lên bàn thờ.

Trên trang cá nhân, Ngô Thanh Vân chia sẻ lại hình ảnh mẫu thiết kế với dòng bình luận: "Vậy là đem hoa hậu lên bàn thờ ngồi à?". Hoàng Thùy cho biết cô bị sốc khi mới nhìn thấy bài thi nhưng vẫn tôn trọng ý tưởng của giả.

Nhiều ý kiến cho rằng thiết kế không phù hợp với chương trình Trang phục dân tộc - một phần quan trọng ở Miss Universe. Số khác chỉ trích bản vẽ có nhiều chi tiết nhạy cảm, đi ngược nét văn hóa. "Biến gương mặt người mẫu thành ảnh thờ đã là điều kiêng kỵ. Ngoài ra, những chi tiết mang ý nghĩa tâm linh như bát hương đặt ở vị trí vòng ba người mặc cũng không phù hợp", độc giả Ngoccham bình luận.

Anh Phạm Quang Minh cho biết không có ý gây sốc khi đưa ra ý tưởng. "Tôi nghĩ phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên của Việt Nam rất ý nghĩa. Vì sao không giới thiệu nét văn hóa đó ra quốc tế? Tôi là dân tay ngang ở lĩnh vực thiết kế thời trang. Vì vậy, bản vẽ còn vài chi tiết chưa tốt. Tôi sẵn sàng đón nhận góp ý từ khán giả. Nếu được các giám khảo tư vấn, hướng dẫn thêm, tôi có thể hoàn thiện mẫu thiết kế, bỏ đi các chi tiết không phù hợp", tác giả này nói.

Ông Trần Việt Bảo Hoàng - đại diện ban tổ chức cuộc thi - cho biết: "Chúng tôi ủng hộ các bản vẽ có tính sáng tạo, ý tưởng mới nhưng không vi phạm thuần phong mỹ tục, phản cảm. Mẫu thiết kế được chọn sẽ phải đảm bảo các yếu tố về mỹ thuật, văn hóa, đủ ấn tượng để giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới".

Thiết kế lấy cảm hứng từ lễ hội chọi trâu.

Thiết kế của một thí sinh được lấy cảm hứng từ lễ hội chọi trâu.

Các tác phẩm dự thi năm nay mang nội dung đa dạng, được gợi cảm hứng từ hình ảnh các phong tục truyền thống như Chọi trâu (tác giả Nguyễn Đăng Tùng), Trầu cau (tác giả Trần Thị Phương Hoa), đến địa điểm du lịch nổi tiếng như Cầu Bàn tay (Nguyễn Anh Thư). Những món ăn, thức uống như cà phê, mỳ Quảng... cũng đi vào các bản thiết kế mang yếu tố hài hước.

Váy Bánh mỳ được cổ vũ nồng nhiệt
 
 
Váy Bánh mỳ được cổ vũ nồng nhiệt

Váy "Bánh mỳ" của H'Hen Niê.

Cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc gồm ba vòng: lên ý tưởng (bản vẽ), thuyết trình và thực hiện ý tưởng. Ở vòng đầu, ban tổ chức nhận bài thi từ ngày 2/5 đến hết ngày 15/6. Tác giả của 10 bản vẽ được giám khảo chọn cùng năm bài thi do khán giả chọn sẽ vào vòng thuyết trình để hội đồng giám khảo tìm ra tác phẩm đoạt giải. Hoa hậu H'Hen Niê là một trong số giám khảo.

Năm ngoái, mẫu thiết kế trang phục cũng gây tranh cãi lớn ở vòng sơ khảo cuộc thi này. Qua góp ý, chỉnh sửa, thiết kế được chọn làm trang phục dân tộc và giúp H'Hen Niê gây chú ý ở .

Vân An

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc



 
------------------- ---------------------------