Độc giả gửi câu hỏi
Dạ dày có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, đây còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện cho tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Loét dạ dày - tá tràng khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa, có chiều hướng tăng.
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP HCM, nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau dạ dày là nhiễm vi khuẩn HP. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm có tính axit, ăn không đúng giờ, bỏ bữa... cũng gây tổn thương dạ dày.
Căng thẳng, stress, cơ thể tiết ra nhiều dịch vị trong dạ dày, pH trong dạ dày xuống thấp cũng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như uống nhiều bia, rượu, hút thuốc lá...
Bà nhấn mạnh, đau dạ dày có nhiều biến chứng. Đầu tiên là tình trạng viêm, nếu không điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm là loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa dẫn đến tử vong nhanh, thủng dạ dày. "Tình trạng đau, viêm loét dạ dày có thể là nguy cơ làm xuất hiện ung thư dạ dày", bác sĩ Diệp nói thêm.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp sẽ có nhiều chia sẻ quanh căn bệnh dạ dày và cách cải thiện bệnh.
Để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ Diệp đưa ra lời khuyên, mỗi người nên xây dựng chế độ ăn điều độ, ăn đúng giờ và không bỏ bữa, chọn thực phẩm có tính kiềm nhiều hơn tính axit. Thực phẩm có tính kiềm là ngũ cốc nguyên vỏ, rau, trái cây có màu xanh, vàng cam...; nhóm chất đạm: nấm, đậu, cá, thủy hải sản...
Không nên ăn thực phẩm sinh hơi hoặc quá nhiều chất xơ sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày nhiều hơn. Người đau dạ dày cần hạn chế các thực phẩm có tính axit: thịt đỏ, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn... Đảm bảo kiểm soát stress, giấc ngủ, ăn uống, không để đói quá lâu, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thức uống, cần tránh bia, rượu, nước ngọt, nước có ga... Một trong số những loại nước uống có tác dụng hỗ trợ cho người đau dạ dày là nước điện giải ion kiềm. Theo bác sĩ Diệp, quá trình tạo ra nước duy trì gần hết các loại chất điện giải có trong nước tự nhiên, tạo phân tử hydro có tác dụng chống lại và trung hòa bớt gốc tự do - nguồn cơn tạo ra tình trạng lão hóa của cơ thể. Phân tử nước nhỏ, thẩm thấu nhanh vào tế bào, giúp quá trình chuyển hóa chất, thanh lọc của các chất chuyển hóa sẽ đi ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
Ông Lê Đức Phú, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nước ion kiềm cho biết thêm, nước ion kiềm được sản xuất bằng công nghệ điện phân để tách nước thành dạng ion H+ và OH-, bán dưới dạng đóng chai hoặc máy tạo nước ion kiềm để lắp đặt sử dụng tại nhà.
"Theo công bố của Bộ Y tế Nhật Bản, nước này hỗ trợ cho bệnh dạ dày và đường ruột, phù hợp với mọi lứa tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng bình thường", ông nói.
Ông Lê Đức Phú sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về nước điện giải ion kiềm.
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh dạ dày và công dụng của nước điện giải ion kiềm, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp cùng ông Lê Đức Phú sẽ tư vấn cho độc giả trong buổi tọa đàm "Nước ion kiềm có tốt cho người đau dạ dày?" vào lúc 9h ngày 26/9 trên
VnExpress.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp tốt nghiệp chuyên ngành Nhi khoa tại Đại học Y dược TP HCM năm 1986, bác sĩ chuyên khoa 2 Nhi khoa năm 2002, hơn 40 nghiên cứu khoa học và tham gia biên soạn tài liệu chuyên ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng, thực phẩm... Bác sĩ Ngọc Diệp hiện đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Phó chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y dược TP HCM
Ông Lê Đức Phú 9 năm kinh nghiệm về công nghệ sản xuất nước ion kiềm. Ông giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nước ion kiềm và từng tham gia nhiều buổi chia sẻ kiến thức về nước điện giải ion kiềm.
Hoài Nhơn
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019
Tọa đàm 'Nước ion kiềm có tốt cho người đau dạ dày?'
21:35